Mi mắt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhãn cầu chống các yếu tố bên ngoài như: ánh sáng, bụi và dị vật. Nhờ động tác chớp mắt mi mí dàn đều nước mắt lên giác mạc và kết mạc, giữ độ ướt và loại trừ những dị vật nhỏ, bụi trôi theo nước mắt.
Giải phẫu mi mắt
Mỗi mắt có hai mi: mi trên và mi dưới cách nhau bởi khe mi. Khi mở mắt khe mi dài 30mm, rộng 15mm. Khi nhắm mắt hai mi che kín mặt trước nhãn cầu.
1. Hình thể của mi mắt
1.1. Mặt trước và mặt sau của mi mắt
- Mặt trước: mi trên bắt đầu từ bờ dưới của lông mày xuống. Mi dưới bắt đầu từ rãnh mi dưới lên.
Rãnh hốc mi – mắt: môi mi có một nếp da song song với bề tự do, nếp này càng hằn rõ mi mở to mắt, đó là rãnh hốc mi – mắt. Ở một số người, đôi khi có một nếp da đứng dọc có độ cong quay ra ngoài nối liền hai rãnh hốc mi
- mắt đó là nếp quạt.
- Mặt sau: kết mạc mi phủ kín mặt sau. Khi nhắm mắt mặt sau mi mắt áp sát vào phần trước nhãn cầu. Mi che kín hoàn toàn mặt trước nhãn cầu. Về đại thể, có thể chia mi ra làm hai phần: phần trước gồm có da và cơ, phần sau gồm có sụn mi và kết mạc.
1.2. Các góc của mi
- Góc ngoài của khe mi các thành ngoài hốc mắt 6-7mm về phía trong, cách khớp nối trán – gò má khoảng 10mm.
Góc trong có cục lệ và nếp bán nguyệt.
- Cục lệ: là một khối hình bầu dục màu hồng, kích thước 3x5mm có những tuyến bã và tuyến lệ phụ. Bề mặt không đều, trên niêm mạc phủ cục lệ có vài sợi lông mịn.
- Nếp bán nguyệt: là một nếp kết mạc hình liềm, nằm ở ngoài cục lệ.
1.3. Bờ tự do của mi mắt
Độ dài của bờ tự do là 30mm, chiều dày từ 2 – 3mm. Cách ngón trong mắt 6mm trên bờ tự do của hai mi có hai lỗ lệ: lỗ lệ trên hướng xuống dưới, ra sau. Lỗ lệ dưới quay lên trên và ra sau. Lỗ lệ có hình bầu dục, đường kinh khoảng 1/4mm.
Lông mi và các lỗ tuyến: lông mi thường xuất phát từ lớp nông của mi mắt, nằm trên sụn mi và tạo thành 2 hoặc 3 hàng đều đặn. Mi trên có từ 70 – 140 sợi. Lông mu mọc vểnh ra trước và lên trên.Mi dưới có từ 70 – 80 lông mi, mọc vểnh ra trước xuống dưới. Mỗi sợi lông mi dài từ 8 – 12mm. Giữa hàng lông mi và bờ sau mi mắt có một hàng khoảng 30 lỗ tuyến, những lỗ tuyến này thông với các tuyến Meibomius trong sụn mi.
1.4. Lông mày
Vùng lông mày nằm giữa trán và hốc mắt. Các lông mày dài từ 50 – 20mm. Dưới chân các lông có nhiều tuyến bã và tuyến mồ hôi. Vùng lông mày có 4 cơ:
- Cơ trán và cơ vòng cung mi: là hia cơ quan trọng. Các sợi dọc của cơ trán xâm nhập vào vùng lông mày lẫn các thớ của cơ vòng cung mi.
- Cơ tháp: ở phần trên của sống mũi, dính vào sụn bên và phần dưới trong của xương.
- Cơ mày: cơ dẹt, mảnh, dính vào đầu trong của cung mày phía trên khớp nối trán – hàm.
2. Cấu tạo giải phẫu của mi mắt
2.1. Da mi và mô dưới da
Da mi rất mỏng và không có lớp mỡ dưới da. Da mi có một hệ thống mao mạch khá phong phú nên sức sống tốt. Nếp da mi trên tương ứng chỗ cân cơ nâng mi bám vào các bó cơ vòng cung trước sụn và da mi. Vị trí này nằm
gần hoặc nang bờ bên sụn mi. Nếp da ở mi dưới không rõ bằng nếp da ở mi trên. Cả mi trên, mi dưới và mô trước sụn bình thường bám chặt vào mô bên dưới, trong khi đó mô trước hốc mắt lại bám lỏng lẻo hơn tạo ra những khoang ảo để cho chất dịch tích tụ.
2.2. Các cơ của mi mắt
- Cơ vòng cung mi (cơ nhắm mắt)
Cơ vòng cung mi là cơ nhắm mắt chính của mi. Một phần cơ vòng cung mi còn đóng vai trò bơm nước mắt. Khi cơ co làm cho khen mi hạp lại. Cơ có nhiều thớ vòng đồng tâm, các thớ này tập trùng thành từng bó. Cơ vòng cung mi được chia thành hai phần: phần mi mắt và phần trước hốc mắt.
- Phần mi mắt: có nhiều bó chia ba nhóm:
+ Nhóm rìa bờ mi: hai bó trên và dưới.
+ Nhóm trước sụn: nằm ngay trước sụn mi trên và dưới, tạo thành một vòng gần kín đi từ góc trong đến góc ngoài của khe mi.
+ Nhóm trước vách ngăn: nhóm này có các thớ cơ vòng rộng nhất nằm ở ngoài rìa nhất của mi mắt.
Phần cơ thuộc mi mắt tham gia nhiều hơn vào các động tác tự động của mắt (nháy mắt). Các phần trước sụn của cơ vòng mi trên và mi dưới bắt nguồn từ các nguyên uỷ sau ở mào lệ sau và các nguyên uỷ nông ở nhánh trước của gân góc trong mắt. Bó sâu của phần cơ trước sụn chạy vòng quanh cả hai lệ quản giúp cho sự dẫn lưu nước mắt. Các phần cơ vòng trước sụn của mi trên và mi dưới nhập vào nhau ở vùng góc ngoài để tạo thành gân góc ngoài mắt. Phần cơ vòng trước vách có nguyên uỷ sâu là cân quanh túi lệ và mào lệ sau. Phần cơ vòng trước vách có nguyên uỷ sâu là cân quanh túi và mào lệ sau. Nguyên uỷ nông là nhánh trước của gân góc trong mắt.
- Phần trước hốc mắt: phần cơ này trải rộng trên xương trán, phần trước của hố thái dương, phần trên xương gò má và cành lên của xương hàm trên. Phần hốc mắt của cơ bắt nguồn từ nhánh của gân góc trong mắt và màng xương xung quanh.
- Các cơ ở mắt
- Các cơ mở mắt ở mi trên:
+ Cơ nâng mi trên bắt nguồn ở màng xương của cánh nhỏ xương bướm ngay trên vòng Zinn. Phần cơ dài khoảng 40mm, phần cân dài 14 – 20mm. Dây chằng ngang trên (dây chằng Whitnal) là phần dày đặc của các sợi chun và sợi collagen.
Đến bờ hốc mắt, thân cơ càng dẹt và biến thành gân bám tận xoè rộng trước tất cả chiều rộng của mi. Phần trước gồm những sợi cân mảnh bám vào da mi xen giữa các bó cơ vòng trước sụn. Phần sau của câm nâng mi bám chặt vào mặt giữa trước cửa dưới sụn mi. Sừng ngoài của cân cơ nâng mi bám chặt vào mặt mắt và chia đôi tuyến lệ thành thuỳ hốc mắt và thuỳ mi. Sừng trong của cân cơ nâng mi mảnh hơn và tạo thành những dải mô liên kết lỏng lẻo bám vào mặt sau của gân góc trong mắt tới mào lệ sau:
+ Cơ Muller: Cơ Muller của mi trên nằm sau cân cơ nâng mi. CƠ bắt nguồn từ mặt dưới cân cơ nâng mi ở gần mức dây chằng Whitnall, trên bờ sụn mi khoảng 12 – 14 mắt. Cơ Muller là một cơ trơn do thần kinh giao cảm chi phối (cơ có tác dụng nâng mi được khoảng 2mm). TRong hội chứng Claude – Bernard – Horner ngoài các dấu hiệu co co đồng tử, thụt nhãn cầu bệnh nhân còn bị sụp mi nhẹ.
- Các cơ mở mắt ở mi dưới:
+ Cân bao – mi của mi dưới là cấu trúc tương tự cân cơ nâng mi của mi trên. Cân bao mi bắt đầu từ bó bao mi. Bó bao mi tách làm đôi bao quanh cơ chéo bé và nhập một để tạo thành dây chằng Lockwood, từ đây cân bao mi mở rộng về phía trước. Cân bao mi cho các sợi đi tới cùng đồ dưới tạo thành dây treo cùng đồ. Cân bao mi bám vào bờ sụn dưới.
+ Cơ sụn dưới: Tương ứng với Cơ Muller là một cơ kém phát triển, cơ đì về phía sau tới cân bao mi.
+ Cơ Riolan: nằm trong khoảng giữa bờ tự do và hàng chân lông mi.
Cơ Riolan là một cơ bé rộng 1mm, dày 1mm (cơ vòng cung trước sụ).
+ Cơ horner: là một cơ bé nằm ở trước vách ngăn của hốc mắt, ở mặt sau gân góc trong.
2.3. Sụn mi và gân góc mắt
Sụn mi là một mô liên kết mà các sợi ép chặt làm cho sụn mi rắn chắc, đóng vai trò như bộ xương của mi mắt.
Sụn mi trên dài khoảng 30mm, cao 10mm, hai góc sụn thoi nhỏ, dày
1mm.
Sụn mi dưới dài khoảng 30mm, czo 3 – 4mm, dày 1mm.
Sụn mi bám chắc vào màng xương ở phía trong và phía ngoài. Ở mi
trên cung động mạch bờ mi nằm cách bờ mi 2mm gần các nang lông và phía trước sụn mi. Ở mi dưới thường chỉ có một cung động mạch nằm ở bó sụn dưới.
Gân góc mắt:
Có hai gân góc mắt: gân góc trong và gân góc ngoài mắt.
Gân góc trong: hai góc đi mào lệ trước và mào lệ sau nhập làm một ở ngay phía ngoài túi lệ. Từ đó lại tách một nhánh trên và một nhánh dưới để bám vào sụn mi trên và sụn mi dưới. Chỗ gân bám vào màng xương trên mào lệ trước khá rộng và chắc. Chỗ bám vào mào kệ sau mảnh hơn nhưng rất quan trọng giúp cho mi áp chặt vào nhãn cầu, nhờ đó các lỗ lệ được ngâm trong hồ lệ, một nhánh này đỡ phía trên nối gân trước với xương hàm để tránh di lệch góc mắt do chấn thương.
Gân góc ngoài bám vào củ hốc mắt ngoài ở mặt trong của bờ hốc mắt.
Gân tách ra hai nhánh trên và dưới để bám vào sụn mi và dưới.
2.4. Các phần phụ thuộc của mi mắt
- Các tuyến của mi mắt: tuyến Meibomius nằm ở trong sụn mi. Có khoảng 25 tuyến ở mi trên và 20 tuyến ở mi dưới. Lông mi và tuyến Meibomius đều biệt hoá từ một đơn vị lông bã nhầy ở tháng thứ 2 của thời kỳ phôi thai.
+ Các tuyến Meibomius là những tuyến bã. những mạng tuyến đổ vào những ống góp, ống góp chính đổ ra ngoài qua những lỗ tuyến ở bờ tự do của mi.
+ Tuyến Moll: các tuyến Moll nằm sát chân lông mi, có nhiệm vụ tiết mồ hôi. Các tuyến đều đổ ra ở giữa các chân lông mi ở bờ tự do của mi.
+ Tuyến Zeis: Tuyến Zeis tiết chất bã nhờn vào bao biểu bì của lông
mi.
– Các mạch máu của mi mắt:
+ Động mạch của mi mắt:
Phân bố mạch máu phong phú ở mi giúp cho sự hồi phục sau chấn
thương và giúp bảo vệ chống nhiễm trùng. Các động mạch của mi mắt đến từ hai nguồn chủ yếu:
Động mạch mắt và các nhánh của nó (động mạch trên hốc và động mạch lệ).
Động mạch mặt (động mạch góc và động mạch thái dương).
Các động mạch nối chắp với nhau ở khắp mi trên và mi dưới, tạo thành các cung động mạch ở trên sụn (mi trên), trước sụn (mi dưới), các cung động mạch bờ mi và động mạch ngoại vi ở mi mắt.
+ Tĩnh mạch của mi mắt:
Trong mi có hai mạng tĩnh mạch: mạng tĩnh mạch nông ở trước sụn mi, mạng tĩnh mạch sâu ở phần sau sụn.
Các mô trước sụn dẫn lưu vào tĩnh mạch góc ở phía trong và tĩnh mạch thái dương nông phía ngoài. Các mô sau sụn dẫn lưu vào các tĩnh mạch hốc mắt và các nhánh sâu của tĩnh mạch mặt rước và đám rối chân bướm.
+ Bạch huyết của mi mắt:
Bạch mạch của góc trong mi dẫn lưu vào các hạch bạch huyết dưới hàm. Bạch mạch của phần mi đi vào các hạch nông trước tai, sau đó vào các hạch cổ sâu
- Thần kinh của mi mắt:
+ Các dây thần kinh vận động:
Dây thần kinh VII chi phối cơ vòng cung mi: động tác nhắm mắt. Dây thần kinh III chi phối cơ nâng mi trên: động tác mỏm.
Mi trên: do dây thần kinh V1: phía trong mi do dây thần kinh mũi ngoài, ở giữa mi do dây thần kinh trán, phía ngoài do dây thần kinh lệ.
Mi dưới: do dây thần kinh V2 (nhánh thần kinh dưới hốc).
+ Thần kinh giao cảm: từ hạch cổ trên các nhánh thần kinh giao cảm đi theo động mạch mắt, chia nhánh cho các cơ trơn trong hốc mắt, bao Tenon, tổ chức mỡ và các mạch máu trong hốc mắt.
2.5. Kết mạc
Kết mạc gồm có biểu mô gai không sừng hoá, tạo thành lớp sau của mi. Kết mạc che phủ trong của mi, tạo ra các cùng đồ và che phủ phần trước của nhãn cầu đến vùng.
- Kết mạc mi:
Kết mạc mi bắt đầu từ bờ tự do của mi, đằng sau hàng lỗ của các tuyến Meibomius. Kết mạc sụn mi dính chặt vào sụn mi. Từ rìa sụn mi tới túi cùng có cơ Muller ở trước kết mạc, giữa cơ và kết mạc có một khoảng tổ chức lỏng lẻo dễ bóc tách.
- Kết mạc túi cùng:
Các túi cùng cách rìa 8 – 10mm. Túi cùng ngoài cách rìa 14mm và dính vào thành ngoài hốc mắt, túi cùng trong cách rìa 7mm có cục lệ và nếp bán nguyệt.
- Kết mạc nhãn cầu:
Kết mạc nhãn cầu rất mỏng và trong suốt. Giữa kết mạc và bao Tenon có một lớp tổ chức lỏng lẻo có các động mạch và tĩnh mạch kết mạc sâu.
Các động mạch ở kết mạc: có nhóm động mạch mi và động mạch trước bắt nguồn từ động mạch lệ và động mạch mũi của mi mắt. Các tĩnh mạch kết mạc đỏ về tĩnh mạch mi. Các tĩnh mạch mi trước chảy về các tĩnh mạch cơ.
Thần kinh cảm giác của kết mạc từ dây thần kinh V1 (thần kinh trán, thần kinh lệ, thần kinh mũi) và dây thần kinh V2 (thần kinh dưới hốc).
Các tuyến kết mạc:
- Các tuyến nhầy: là các tế bào hình dài nằm ở biểu mô kết mạc.
Các tuyến lệ phụ: Krause, Walfring. Các tuyến lệ phụ này có ở mô dưới kết mạc, chủ yếu ở mi trên giữa bờ trên sụn và cùng đồ.