Người bị sụp mí bẩm sinh thường điều trị có khó không? Nên điều trị ở đâu, bằng phương pháp nào hiệu quả nhất? Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về sụp mí bẩm sinh
Sụp mí bẩm sinh là hiện tượng mắt bị sụp mi ngay sau khi sinh ra. Sụp mí bẩm sinh chiếm tỷ lệ lên đến 80% các ca sụp mí mắt hiện nay.
Nguyên nhân gây sụp mí bẩm sinh
Sụp mí bẩm sinh có thể xảy ra do di truyền trội trên NST thường. Các trường hợp gia đình thường xảy ra cho thấy có khả năng bị dị tật di truyền hoặc nhiễm sắc thể.
Nhược cơ: Một khiếm khuyết ở điểm nối thần kinh cơ tạo ra sự không đáp ứng tương đối với acetylcholine được giải phóng, dẫn đến bệnh sụp mí
Chấn thương khi sinh (chẳng hạn như do sử dụng kẹp)
Các bệnh lý về mắt: như viêm, phù nề mi mắt ( còn gọi là Pseudotumor of the fund)
Liệt dây thần kinh sọ thứ ba: Có thể gây lệch nhãn cầu, đồng tử có thể to ra hoặc nhỏ một cách bất thường và không hoạt động.
Khối u chèn ép: U nguyên bào thần kinh, u thần kinh dạng đám rối, u lympho, bệnh bạch cầu, u cơ vân, u thần kinh, u sợi thần kinh hoặc các khối u quỹ đạo sâu khác có thể tạo ra sụp mí
Loạn dưỡng cơ: Rối loạn trương lực cơ là một rối loạn ưu thế tế bào biểu bì đặc trưng về mặt lâm sàng là giảm trương lực cơ và yếu cơ tiến triển
Phân loại mức độ sụp mí bẩm sinh
Mức độ nhẹ: Mi mắt sụp xuống che một phần của đồng tử mắt (con ngươi).
Mức độ nặng: Mi mắt sụp xuống đến gần trung tâm đồng tử mắt. Khi nhìn phải rướn mày, ngước mi mới nhìn được.
Mức độ nặng nhất: Mi mắt sụp quá trung tâm đồng tử mắt. Hầu như không thể nhìn được kể cả khi rướn mày và ngước mi lên.

Biểu hiện của sụp mí bẩm sinh
- Sụp mí một hoặc hai mắt
- Tăng tiết nước mắt
- Tầm nhìn bị chặn do mí mắt bị sụp
- Trẻ có thể ngửa đầu ra sau để giúp trẻ nhìn được mi mắt
Khám và chẩn đoán sụp mí bẩm sinh
Bệnh nhi bị sụp mí 1 bên hoặc 2 bên cần được đánh giá kỹ lưỡng để tìm nguyên nhân gây bệnh
Kiểm tra chuyển động của mắt
Kiểm tra độ giãn mở của đồng tử
Để tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhi có thể cần làm thêm mộ số xét nghiệm sau:
- Chụp MRI khi có nghi ngờ tổn thương thần kinh sau 1 chấn thương va đập nào đó
- Test nhược cơ
Điều trị sụp mí bẩm sinh
Đối với trường hợp sụp mí bẩm sinh khi điều trị cần xem xét về độ tuổi, mức độ nặng nhẹ của sụp mí cũng như biến chứng nó gây ra
Về tuổi điều trị:
Khi bị sụp mí thì nên phẫu thuật khi trẻ 4 – 5 tuổi.
Đối với các trường hợp sụp mí nặng, gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi.
Sụp mí chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi.
Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị sụp mi như:
Cắt ngắn cơ nâng mi trên
Phương pháp này giúp khắc phục bệnh sụp mí mắt khá hiệu quả nhưng lại rất khó thực hiện, đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật chữa sụp mí mắt. Khi phẫu thuật cần xác định chính xác lượng cơ cần cắt đi để đôi mắt trở về trạng thái tự nhiên nhất.
Cân cơ hoặc treo mi trên vào cơ trán
Đây là phương pháp tương đối đơn giản, được nhiều người áp dụng. Cân cơ thì thường dùng chất liệu như vạt cơ trán, cân cơ đùi, silicon… để treo mi mắt lên với cơ trán.
Chăm sóc trẻ bị sụp mí bẩm sinh
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh sụp mí bẩm sinh, bệnh nhi cần được theo dõi 3-12 tháng một lần để tìm các dấu hiệu giảm thị lực do bệnh sụp mí bẩm sinh gay nên
Nếu một đứa trẻ có tư thế ngẩng cao đầu nhớn mắt để nhìn, thì có khả năng trẻ bị nhược thị. Phụ huynh cần cho trẻ đi khám
Lời khuyên
Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhi để các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với thị lực. Khi phát hiện con bị sụp mi, cha mẹ cần đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nhất là trước hai tuổi.
Bạn cần tư vấn điều trị sụp mí bẩm sinh?
Đăng ký ngay hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn miễn phí nhé!
Tài liệu tham khảo:
www.ncbi.nlm.nih.gov, medlineplus.gov